Cáp thép cầu trục có đặc điểm như thế nào?

Cáp thép cầu trục là thiết bị hết sức quan trọng và được sử dụng rộng rãi trong tất cả máy nâng hiện nay. Vậy thiết bị này có đặc điểm cấu tạo và được sử dụng như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Trước tiên các bạn nên biết cáp thép có nguồn gốc như thế nào?

Mặc dù các bạn thường xuyên sử dụng cáp thép, nhưng chúng tôi chắc chắn rằng trong số các bạn cũng có ít người biết cáp thép có nguồn gốc từ đâu, được phát minh ra để làm gì và ứng dụng đầu tiên vào công việc gì? Hôm nay tôi sẽ nói cho các bạn biết: Vào giữa những năm 1831 và 1834 trong công việc khai thác mỏ của mình tại  vùng núi Harz ở Clausthal, Lower Saxony, Đức, kỹ sư Wilhelm Albert đã phát minh ra dây cáp thép, để phục vụ công việc của mình giúp nâng cao năng suất lao động mà không tốn nhiều sức lao động của con người như trước đây nữa.

Cáp thép cầu trục

Đặc điểm cấu tạo cáp thép cầu trục

Cáp thép cầu trục được tạo ra từ những sợi thép cacbon tốt. Các sợi thép được chế tạo  bằng công nghệ kéo nguội có đường kính từ 0,5 đến 2-3mm. Sợi thép này được bện thành cáp bằng các thiết bị chuyên dùng. Để thiết bị không bị rỉ sét, người ta tráng lớp kẽm lên sợi thép gọi là cáp thép mạ kẽm, tuy nhiên sợi thép sau khi tráng kẽm sợi thép giảm độ bền xuống 10%. Hoặc được xử lý bề mặt bằng cách phủ lên một lớp dầu, giúp bôi trơn và bảo quản dây cáp tốt hơn.

Đặc điểm cốt lõi nhất của cáp thép cầu trục là chế tạo bằng các sợi thép có giới hạn bền tăng lên rất cao nhờ nguyên liệu được lèn đi lèn lại nhiều lần (biến cứng) trong quá trình kéo thành sợi.

Cáp thép 6×36+IWRC

Cáp thép dùng cho cầu trục thường có những loại nào?

Phân theo phương pháp sử dụng thì có 2 loại đó là: Cáp động ( dùng chủ yếu trong nâng hạ) và cáp tĩnh ( luôn làm việc trong trạng thái kéo tĩnh)

Theo tiết diện có các loại sau:

  • Hình 6 cạnh: Các sợi cáp cùng được kính được bện 1 lần với cùng bước xoắn, sợi này lọt vào khe sợi kia. Loại cáp này có khuyết điểm là cứng, độ dẻo kém nên ít được sử dụng.
  • Hình tròn: Các sợi cáp có cùng đường kính, bện cùng 1 chiều xoắn, giữa các lớp lại có bước xoắn khác nhau, giữa các sợi có khe hở lớn. Loại cáp này có lợi thế là mềm hơn loại 6 cạnh, dễ uốn nhưng lại bị dễ tự lỏng các sợi thép
  • Hình cánh hoa: Các sợi được bện qua nhiều bước, đầu tiên dùng các sợi thép bện thành các tao cáp, sau đó các tao cáp được bện thành sợi cáp có tiết diện như hình cánh hoa quanh lõi sợi thép hoặc sợi bố.​ Loại này được sử dụng phổ biến nhất.

Cáp cẩu với cấu trúc cáp 6×37+IWRC

Theo chiều bện cáp thì có 2 loại: cáp bện xuôi và cáp bện chéo ( cáp chống xoắn).

Cáp bện xuôi: Chiều bện của sợi thép trong tao cáp cùng chiều với chiệu bện của tao cáp. Loại cáp này mềm, dẻo nhưng dễ tự lỏng các sợi cáp

Cáp bện chéo: Chiều bện của sợi thép trong tao cáp ngược chiều với chiều bện của tao cáp. Loại này có một ưu thế nổi trội là lực đàn hổi theo hai hướng ngược chiều nhau nên  cáp ít bị vặn, khó tự lỏng ra nên có khẳ năng chống xoắn cáp. Loại cáp này thì có nhược điểm là khá cứng, khó uốn.

Cáp thép chống xoắn (35×7+iwrc)

Mọi nhu cầu về sản phẩm vui lòng liên hệ với chúng tôi

CÔNG TY TNHH TM DV H.N.Q

Địa chỉ: Số 50 Kha Vạn Cân, Khu phố 3, Phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức, TP.HCM

Điện thoại: 090.999.8305

Email: capthep.hnq@gmail.com

Website: https://capthepxaydung.vn/

090 999 8305
Giỏ hàng